Theo chương trình đào tạo, các mô – đun liên kết thực tập tại doanh nghiệp chiếm 20% trong tổng số giờ học tại trường; cùng với đó, khoa Xây dựng đã lựa chọn các doanh nghiệp hoạt động xây dựng có chuyên môn, đảm bảo an toàn lao động, phù hợp với mô – đun, bài học để hướng dẫn, dẫn dắt các em tham gia thực tế vào quá trình thực hành.

Sinh viên lớp C-KXD/K5 thực hành thực tế lắp đặt cốt thép cột, sàn tại công trình khu đô thị Tây Sông Hậu – An Giang, Mô-đun thực hành “Gia công lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn,cốt thép 2”
Nâng cao hiệu quả liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp, là cầu nối quan trọng trong việc đảm bảo, nâng cao chất lượng đào tạo học sinh, sinh viên, đồng thời là cách thức để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đầu vào của đơn vị sử dụng lao động, doanh nghiệp.

Sinh viên lớp C-KXD/K5 thực hành thực tế lắp đặt cốt thép cột tại công trình khu đô thị Tây Sông Hậu – An Giang
Để chất lượng giáo dục nghề nghiệp ngày càng tiệm cận với nhu cầu sử dụng lao động thì cần phải nâng cao chất lượng đào tạo của toàn hệ thống các cơ sở giáo dục đào tạo nghề, trong đó có nâng cao chất lượng và trình độ của đội ngũ giảng viên giáo dục nghề nghiệp, trang bị đủ về cơ sở vật chất, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Muốn thực thi tốt nhiệm vụ giáo dục đào tạo nghề, sự kết nối và tham gia vào giảng dạy của doanh nghiệp là thiết yếu.

Sinh viên lớp C-KXD/K5 thực tập tại khu Tây Sông Hậu – An Giang
Bên cạnh đó, việc đóng góp của doanh nghiệp vào giáo dục đào tạo như “Tham gia giảng dạy, hướng dẫn thực tế; xây dựng CTĐT, tài liệu giáo trình giảng dạy…” nhằm nâng cao tính xã hội hóa giáo dục cũng được quan tâm, giúp kịp thời phát triển đội ngũ nhân lực chất lượng cao, theo kịp sản xuất, hỗ trợ giải quyết có hiệu quả những khó khăn, những thách thức của nền công nghiệp trong giai đoạn hiện đại hóa.

Sinh viên lớp C-KXD/K5 đến thực tập, thực hành thực tế tại các công trình khu đô thị Tây Sông Hậu – An Giang
Quá trình thực tập tại doanh nghiệp giúp các em tự tin hơn với kiến. Ngoài ra, quá trình “sắm” vai tại công trường xây dựng còn thúc đẩy đam mê yêu nghề của các em trong quá trình học tập.

Sinh viên lớp C-KXD/K5 đến thực tập, thực hành thực tế lắp đặt cốt thép sàn, cầu thang tại công trình khu đô thị Tây Sông Hậu – An Giang
Để nâng cao chất lượng đào tạo và đảm bảo bắt kịp với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại địa phương và khu vực ĐBSCL, đồng thời tạo điều kiện cho người học được lựa chọn các mô-đun, môn học trong từng học kỳ phù hợp với năng lực của bản thân. Sự đóng góp tham gia liên kết đào tạo, đóng góp xây dựng, đề xuất xây dựng cho CTĐT, giáo trình giảng dạy… của các doanh nghiệp là cần thiết, phù hợp với tình hình thực tế và đặc biệt là đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của quý doanh nghiệp./.
Cát Tương - Thế Thắng